Tóm tắt bài viết
Rửa xe có phải đóng thuế không? Mở tiệm rửa xe có cần đăng ký kinh doanh không? Là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm trong thời gian qua. Trong bài viết này, TAHICO sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về vấn đề này để giải đáp thắc mắc trên.
Rửa xe có phải đóng thuế không?
Theo Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
“Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán”, nguyên tắc áp dụng:
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.”
Rửa xe có phải đóng thuế không? Nếu cửa hàng rửa xe của bạn mỗi năm thu về dưới 100 triệu đồng thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế VAT.
Đối với trường hợp thu nhập chủ tiệm trên 100 triệu/năm thì cần đóng những khoản thuế như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TNCN. Trong đó:
Thuế môn bài
Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020?TT-BCT. Cụ thể:
- Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng: mức thuế đóng là 300.000đ.
- Doanh thu trên 300 – 500 triệu đồng: mức thuế đóng là 500.000đ.
- Doanh thu trên 500 triệu đồng: mức thuế đóng là 1.000.000đ
Thuế GTGT
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Tỷ lệ thuế GTGT của dịch vụ rửa xe, sửa chữa, chăm sóc xe máy, ô tô là 2%
Thuế TNCN
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Tỷ lệ thuế TNCN của dịch vụ rửa xe, sửa chữa, chăm sóc xe máy, ô tô là 1%
Mở tiệm rửa xe cần đăng ký kinh doanh không?
Bên cạnh thắc mắc rửa xe có phải đóng thuế không, vấn đề đăng ký giấy phép kinh doanh cũng được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm.
Theo nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ có nêu rõ:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, mở cửa hàng rửa xe là hoạt động thương mại. Chính vì vậy, chủ đầu tư không cần đăng ký kinh doanh. Mặc dù không cần đăng ký nhưng hoạt động thương mại sẽ chịu sử quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc rửa xe có phải đóng thuế không, mở tiệm rửa xe có cần đăng ký kinh doanh không. Để tìm hiểu thêm thông tin khi kinh doanh tiệm rửa xe, bạn đọc vui lòng truy cập vào Website https://tahico.com/ hoặc gọi vào Hotline 0987 694 999 để được nhân viên tư vấn cụ thể hơn.
Nhận xét bài viết!